Trong bài viết này, bạn sẽ tìm thấy phần giải thích về việc thay đổi giá thầu và ngân sách tác động như thế nào tới cách Facebook phân phối quảng cáo. Mình cũng khuyên bạn nên chú ý theo dõi các bài viết trước đây và sau này của mình để có thể kiểm soát và tối ưu quảng cáo được tốt hơn.
- Hướng dẫn tạo tài khoản quảng cáo Facebook và thêm thẻ Visa/Master để chạy quảng cáo
- 14 vấn đề bạn cần làm ngay để bán hàng trên Fanpage hiệu quả hơn
- 5 bước giúp tạo quảng cáo tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả
Để bắt đầu, đầu tiên là tổng quan ngắn về cách thay đổi khác nhau ảnh hưởng đến hiệu quả. Lưu ý rằng nếu nhóm quảng cáo không có khả năng chi tiêu hết ngân sách (còn gọi là “phân phối dưới mức”), Facebook sẽ xử lý nhóm quảng cáo đó khác với nhóm quảng cáo có khả năng chi tiêu hết ngân sách. Facebook sẽ chia kết quả của sự thay đổi theo yếu tố này.
Nếu nhóm quảng cáo của bạn đang chi tiêu (hoặc có khả năng chi tiêu) ngân sách:
- Tăng giá thầu: Điều này sẽ không mang lại lợi ích gì. Hệ thống điều tiết của Facebook có thể chỉ hạ giá thầu xuống mức trước đây.
- Tăng ngân sách: Điều này có thể tăng khả năng phân phối và dẫn tới nhiều kết quả hơn. Việc tăng giá thầu của bạn cùng với ngân sách còn làm cho điều này khả thi hơn nữa.
- Hạ giá thầu: Điều này có thể dẫn đến sự cố phân phối dưới mức nếu bạn hạ giá thầu xuống mức thấp hơn mức mà hệ thống điều tiết của Facebook có trước kia (giả sử hệ thống đang hạ giá thầu) vì bạn có thể không chiến thắng nhiều cuộc đấu thầu như vậy bằng giá thầu thấp hơn.
- Giảm ngân sách: Nhìn chung, điều này có khả năng dẫn tới ít kết quả hơn nhưng nếu bạn không hạ giá thầu, bạn sẽ vẫn chi tiêu toàn bộ ngân sách.
Nếu nhóm quảng cáo hiện không chi tiêu (hoặc có khả năng không chi tiêu) ngân sách:
- Tăng giá thầu: Điều này có thể tăng khả năng phân phối và mình khuyên bạn nên thử tăng giá thầu nếu quảng cáo đang phân phối dưới mức.
- Tăng ngân sách: Điều này không mang lại lợi ích gì. Nếu nhóm quảng cáo của bạn hiện không chi tiêu ngân sách, việc tăng ngân sách sẽ chẳng ích gì, đặc biệt khi không tăng giá thầu.
- Hạ giá thầu: Điều này có thể dẫn tới giảm khả năng phân phối xuống thấp hơn nữa.
- Hạ ngân sách: Điều này có thể giúp bạn tăng tỷ lệ chi tiêu ngân sách. Tuy nhiên, giả sử tăng con số đó không phải là mục tiêu thực sự của bạn, bạn hãy thử làm những động tác khác như tăng giá thầu, làm mới phần nhắm mục tiêu và nội dung để thu được số kết quả bạn muốn.
Trong bài viết này, bạn sẽ tìm thấy thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về hiệu quả của việc thay đổi giá thầu.
THAY ĐỔI GIÁ THẦU
Từ thông tin ở trên, bạn có thể thấy rằng sự thay đổi giá thầu ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả quảng cáo. Dưới đây, bạn sẽ tìm thấy nhiều thông tin chi tiết hơn về điều sẽ xảy ra khi bạn thay đổi giá thầu.
1. Thông tin chính
Đây là các nguyên tắc cơ bản chi phối hệ thống phân phối quảng cáo của Facebook xử lý những thay đổi về giá thầu:
- Khi bạn thay đổi giá thầu của một nhóm quảng cáo, hệ thống của Facebook có thể cần thời gian tìm hiểu lại cách phân phối tối ưu nhóm quảng cáo đó. (Một nhóm quảng cáo phân phối tối ưu là khi Facebook cân đối giữa việc mang lại cho bạn nhiều kết quả nhất có thể và việc nhận kết quả với chi phí trung bình thấp nhất có thể.)
- Giai đoạn tìm hiểu này được tích hợp vào hệ thống và rất cần thiết để có thể mang lại kết quả cho bạn. Điều đó có nghĩa là, đặc biệt khi bạn có thay đổi lớn, nhóm quảng cáo của bạn có thể trải qua giai đoạn phân phối tối ưu phụ khi Facebook tìm hiểu lại ai là người phù hợp nhất để hiển thị quảng cáo của bạn ( bao gồm những người mới bạn đang tiếp cận nhờ giá thầu mới). Giai đoạn này không phải là hình phạt; đó là một chức năng trong cách thiết kế hệ thống của Facebook. Thực tế, vì giá thầu không phải là yếu tố quyết định duy nhất trong đấu giá, bạn có thể tiếp tục tiếp cận những người lẽ ra bạn đã tiếp cận bằng giá thầu trước trong giai đoạn tìm hiểu.
- Giai đoạn tìm hiểu cũng có nghĩa là các thay đổi thường xuyên về giá thầu (nhiều hơn 2-3 lần mỗi ngày) không thể có hiệu quả với hầu hết các nhà quảng cáo. Nếu bạn thay đổi giá thầu, sau đó thay đổi lại trước khi hệ thống của Facebook có cơ hội điều chỉnh thành thay đổi đầu tiên, thay đổi đầu tiên có khả năng bị bỏ qua. (Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tiếp cận những người mình đã tiếp cận bằng giá thầu ban đầu.) Nếu bạn định thay đổi giá thầu, hãy chờ giá thầu đó có hiệu lực.
Lưu ý: Giai đoạn tìm hiểu thường ít hơn 24h. Số người mới mà một giá thầu cao hơn cho phép bạn tiếp cận càng nhiều thì giá thầu đó kéo dài càng lâu.
THÔNG TIN NÂNG CAO
Đối với hầu hết nhà quảng cáo, thông tin ở trên là đầy đủ. Thông tin trong phần này phù hợp hơn với những nhà quảng cáo đang cân đối thông tin độc quyền của họ với thông tin của Facebook hoặc đang làm việc với đối tác tiếp thị của Facebook nhằm tối ưu hóa cho kết quả mà hiện hệ thống của Facebook không cung cấp (ví dụ: Doanh thu mua hàng, giá trị trọn đời của khách hàng).
Dưới đây là thông tin mà bạn nên lưu ý:
- Nếu bạn đang tối ưu hóa cho một kết quả nằm ngoài hệ thống của Facebook (ví dụ: thông qua một đối tác tiếp thị của Facebook) thì những thay đổi về giá thầu (ngay cả những thay đổi thường xuyên) cũng có thể xứng đáng với kết quả đó.
- Mặc dù thay đổi giá thầu thường xuyên có thể mang lại lợi ích, nhưng vẫn có những vấn đề cần cân nhắc. Ví dụ: việc chẩn đoán nguyên nhân của hiệu quả nhóm quảng cáo kém có thể khó hơn. Sẽ khó khăn hơn khi tìm ra điều gì là do sự thay đổi và điều gì là do những nguyên nhân khác.
TÓM TẮT
Nếu hệ thống phân phối quảng cáo của Facebook có thể tối ưu hóa cho kết quả bạn quan tâm (ví dụ: chuyển đổi trên trang web, số lượt cài đặt ứng dụng di động), thì mình khuyên bạn nên giữ nguyên không đổi. Đặt giá thầu dựa trên giá trị của kết quả và tránh thay đổi giá thầu quá thường xuyên. Nếu bạn đang tối ưu hóa cho một kết quả mà hệ thống tối ưu hóa của Facebook không cung cấp, hãy thử nghiệm kỹ chiến lược đặt giá thầu rồi mở rộng khi bạn đã tìm thấy chiến lược thành công.