31 C
Hanoi
Thứ Hai, Tháng Mười Hai 4, 2023
spot_img

Hàm LOOKUP – 10 Hàm cơ bản trong EXCEL (Phần 3)

Truy cập:

Chia sẻ:

Chào các bạn, hôm nay mình sẽ giới thiệu tiếp một trong mười hàm cơ bản của Excel. Đó là hàm LOOKUP, hàm này sử dụng rất thuật tiện trong việc tìm kiếm, nhưng có vài lưu ý nhỏ. Nếu không chú ý, kết quả trả về sẽ sai. Hi vọng qua bày này, sẽ giúp ích cho cách bạn cách khắc phục và sử dụng hiệu quả hàm LOOKUP !

1. Định nghĩa 

Hàm LOOKUP() là một trong các hàm tra cứu và tham chiếu, trả về một giá trị từ một vùng dữ liệu gồm 1 cột, 1 hàng, hoặc từ một mảng.

Hàm LOOKUP() là hàm cải tiến từ hai hàm VLOOKUP() và hàm HLOOKUP() vì nó có thêm chức năng phân biệt vùng tìm kiếm là dạng hàng hay dạng cột.

2.  Phân loại

có 2 cách để dùng hàm LOOKUP là dạng vecter và dạng mảng.

a. Dạng Vecter

Dùng dạng LOOKUP này để tìm kiếm một giá trị trong một hàng hoặc một cột. Sử dụng dạng véc-tơ khi bạn muốn xác định phạm vi có chứa những giá trị mà bạn muốn so khớp.

Cú pháp:

LOOKUP(lookup_value, lookup_vector, [result_vector])

                lookup_value: Giá trị mà hàm LOOKUP tìm kiếm trong vector thứ nhất. Lookup_value có thể là số, văn bản, giá trị logic, tên hoặc tham chiếu tới một giá trị.

                lookup_vector: Phạm vi chỉ chứa một hàng hoặc một cột. Giá trị trong lookup_vector có thể là văn bản, số hoặc giá trị logic.

                result_vector: Phạm vi chỉ chứa một hàng hay một cột. Tham đối result_vector phải có cùng kích cỡ vớilookup_vector. Nó phải cùng một kích cỡ.

b. Dạng Mảng

Dạng mảng của hàm LOOKUP tìm kiếm giá trị đã chỉ định trong cột hoặc hàng thứ nhất của mảng và trả về giá trị từ cùng ví trị đó trong cột hoặc hàng cuối cùng của mảng.

Cú pháp :

LOOKUP(lookup_value, array)

                lookup_value: Giá trị mà hàm LOOKUP tìm kiếm trong một mảng. Tham đối lookup_value có thể là số, văn bản, giá trị logic, tên hoặc tham chiếu tới một giá trị.

                array: Một phạm vi ô có chứa văn bản, số hoặc giá trị logic mà bạn muốn so sánh với lookup_value.

Chú ý : Mảng là một tập hợp các giá trị trong các hàng và cột (chẳng hạn như bảng) mà bạn muốn tìm kiếm.

3. Lưu ý

Dữ liệu cần tìm bằng hàm LOOKUP() phải được sắp xếp theo thứ tự tăng dần để hàm LOOKUP() hoạt động đúng cách.

Có thể dùng hàm LOOKUP() thay thế hàm IF().

4. Ví dụ về hàm lookup

Có một danh sánh nhân viên trong một công ty nọ, có chức vụ tương ứng với mỗi nhân viên. Bên cạnh là bảng trợ cấp quy định với mỗi chức vụ của nhân viên trong công ty.

Yêu cầu: Nhập trợ cấp của mỗi nhân viên, sử dụng hàm LOOKUP.

Hàm LOOKUP - 10 Hàm cơ bản trong EXCEL (Phần 3)

  • Ví dụ dạng vecter

Hàm LOOKUP - 10 Hàm cơ bản trong EXCEL (Phần 3)

  • Ví dụ dạng mảng

Hàm LOOKUP - 10 Hàm cơ bản trong EXCEL (Phần 3)

Lưu ý : ở bảng so sánh (I5:J9) : cột so sánh (Chức vụ) dữ liệu được sắp xếp theo thứ tự A → Z. Nếu không sắp xếp theo thứ tự tăng dần kết quả trả về sẽ sai (như bảng dưới).

Hàm LOOKUP - 10 Hàm cơ bản trong EXCEL (Phần 3)

 

0 0 đánh giá
Đánh giá
Theo dõi
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
banner quang cao hostinger-congvietblog-congvietit
hoc chung 2000gb video khoa hoc tai congvietitcom
ma giam gia khi mua hosting vps congvietitcom

Bài viết liên quan

Chia sẻ 500+ Font chữ Tiếng Việt mà CongVietIT dùng trong Design

Chào mọi người, mình thấy có nhiều bạn hỏi mình về bộ Font chữ Tiếng Việt mình hay...

Làm cách nào tải video bị hạn chế trên Google Drive?

Bạn đang tìm kiếm cách tải video từ Google Drive mà bạn bị hạn chế quyền truy cập?...

[Photoshop] | Chia sẻ file Photoshop ảnh Cover Facebook siêu chất

Hello Anh Em, bắt đầu từ hôm nay mình sẽ quay trở lại với nhiều bài chia sẻ...

Tổng hợp Series đề trắc nghiệm Microsoft Excel – Tin học văn phòng

Đây là bài viết tổng hợp đề thi trắc nghiệm Microsoft Excel dành cho các bạn học sinh...
0
Hãy cho mình xin 1 bình luận nha bạn yêu !!!x